Phải làm gì khi gặp người đột quị ?

Người đột ngột ngã quỵ trên đường có thể gặp phải những vấn đề nguy kịch liên quan đến não bộ (như đột quỵ não) hoặc tim mạch (như nhồi máu cơ tim). Nếu không phải do các nguyên nhân đó thì hậu quả sau cú ngã cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng

Trang
Trang
16:39 16/06/21 trong Hoạt động phòng khám
16:39 16/06/21 952 lượt xem
Mục lục

PHẢI LÀM GÌ KHI GẶP NGƯỜI ĐỘT NGỘT NGÃ QUỴ TRÊN ĐƯỜNG?

   Trận đấu giữa tuyển Đan Mạch và Phần Lan trong khuôn khổ EURO 2020 vừa qua ghi nhận một trong những sự kiện gây ám ảnh nhất lịch sử của giải đấu, khi tiền vệ Christian Eriksen của đội Đan Mạch, 29 tuổi, đột ngột ngã quỵ xuống sân và sau đó ngừng tim, khiến đội ngũ y tế phải lập tức triển khai cấp cứu hồi sức tim phổi cho anh này. Điều may mắn đã xảy ra khi Eriksen sau khi được cấp cứu đã hồi tỉnh và hiện đang hồi phục trong bệnh viện.

   Vậy nếu gặp một tình huống tương tự như Eriksen trên đường, bạn sẽ phải xử lý như thế nào để cứu sống nạn nhân? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

ĐỪNG BỎ MẶC NẠN NHÂN

   Người đột ngột ngã quỵ trên đường có thể gặp phải những vấn đề nguy kịch liên quan đến não bộ (như đột quỵ não) hoặc tim mạch (như nhồi máu cơ tim). Nếu không phải do các nguyên nhân đó thì hậu quả sau cú ngã cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của họ như bị chấn thương sọ não, ngạt nước (do ngã vào nơi có nước), ngưng thở do tụt lưỡi, hoặc bị các phương tiện giao thông lao vào… Bất kể tình huống nào xảy ra thì việc cứu giúp nạn nhân ngay lập tức là trách nhiệm của chúng ta, bởi có thể thời gian sống còn của bệnh nhân đang chỉ được tính bằng giây, bằng phút.

   Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ việc cứu người khi được yêu cầu và có điều kiện giúp đỡ không chỉ là vấn đề tình nghĩa mà còn là nghĩa vụ của công dân. Trường hợp gặp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người có điều kiện mà không cứu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng với khung hình phạt cao nhất có thể lên tới 7 năm tù.

KIỂM TRA  AN TOÀN NƠI NẠN NHÂN NẰM

   Hãy dành vài giây để đánh giá xung quanh xem nơi nạn nhân đột ngột ngã quỵ có yếu tố nguy hiểm nào không. Ví dụ như nạn nhân nằm trên đường nơi phương tiện giao thông đi lại, hoặc ở nơi có nguy cơ ngạt nước, sụt lún, điện giật vv… Nếu có, hãy di chuyển nạn nhân tới nơi an toàn, bằng phẳng gần nhất. Nếu bạn chỉ có một mình, có thể túm lấy hai vai hoặc hai chân của người gặp nạn để lôi đi.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ?

Di chuyển nạn nhân ra khỏi vị trí nguy hiểm

ĐÁNH GIÁ SỰ TỈNH TÁO/PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI GẶP NẠN

   Đánh giá độ tỉnh táo của nạn nhân bằng cách lay/vỗ vào vai họ, đồng thời gọi to.

  • Nạn nhân còn tỉnh táo khi bạn thấy họ đang mở mắt, có thể giao tiếp được với bạn (bằng lời nói, cử chỉ), hoặc đang khóc, đang la hét.
  • Nạn nhân là bất tỉnh khi bạn lay nhẹ, vỗ nhẹ vào người họ, đồng thời gọi thật to mà họ không có phản ứng lại.

KÊU GỌI TRỢ GIÚP

   Gọi ngay số 115 để yêu cầu dịch vụ cấp cứu y tế. Hãy thông báo cho tổng đài 115 về vị trí của bạn, cũng như tình trạng sơ bộ của nạn nhân mà bạn vừa đánh giá ở bước 3. Nếu có hai người trở lên, hãy yêu cầu người khác gọi cấp cứu trong khi bạn kiểm tra nạn nhân để tiết kiệm thời gian.

   Ngoài ra, hãy liên tục kêu gọi những người khác trên đường trợ giúp bạn. Càng có nhiều người, công tác cấp cứu càng thuận lợi.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 1

KIỂM TRA ĐƯỜNG THỞ VÀ TIM MẠCH

   Nếu nạn nhân sau khi đột ngột ngã quỵ còn tỉnh táo thì bạn không cần phải thực hiện bước này.

   Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy nhanh chóng kiểm tra xem họ còn thở, và tim họ còn đập không bằng cách:

   Đặt nạn nhân nằm ngửa, đẩy nhẹ vào trán và nâng cằm, rồi áp sát tai vào miệng, mũi bệnh nhân để cảm nhận luồng hơi thở.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 2

   Áp các ngón tay vào vị trí động mạch cảnh (xem ảnh) và ấn nhẹ trên cổ nạn nhân để cảm nhận mạch đập.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 3

Vị trí và cách bắt động mạch cảnh


Lưu ý

Không mất quá nhiều thời gian để đánh giá đường thở và tim mạch, tốt nhất là dưới 10 giây. Với bất cứ sự “không chắc chắn” nào, hãy xử lý như tình huống xấu nhất là nạn nhân đã ngừng tim ngừng thở. Bởi chúng ta chỉ có từ 3-5 phút trước khi não bộ của nạn nhân chết do thiếu dưỡng khí, mọi hành động cần phải thật nhanh!

ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC

   Nếu nạn nhân không còn thở, và/hoặc không thấy mạch cổ đập, lập tức tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 cái.

   Đặt hai bàn tay chồng lên nhau vào vị trí giữa lồng ngực của nạn nhân, ngay trước xương ức, phía trên mỏm mũi ức khoảng 2 đốt ngón tay. Dùng trọng lực cơ thế ấn mạnh để lồng ngực bị nén xuống khoảng 4-5cm với tần số khoảng 100 nhịp mỗi phút. Lưu ý phải để lồng ngực phồng trở lại hết trước khi ép nhịp tiếp theo.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 4

HÀ HƠI THỔI NGẠT

   Tiến hành hà hơi thổi ngạt 2 lần sau khí ép tim. Lưu ý làm sạch vùng miệng của nạn nhân, móc hết đờm rãi hoặc dị vật (nếu có), kéo lưỡi nếu lưỡi bị tụt. Dùng một tay bóp mũi nạn nhân, tay còn lại nâng cằm của nạn nhân khi thổi ngạt để làm thẳng đường thở, sẽ giúp không khí dễ vào phổi hơn.

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 5

Minh họa tư thế cổ nạn nhân khi hà hơi thổi ngạt. Ảnh trái: nạn nhân không ngửa cổ, gốc lưỡi chèn vào đường thở. ảnh phải: tư thế ngửa trán, nâng cằm nạn nhân, làm đường thở được thông thoáng.

LẶP LẠI QUY TRÌNH ÉP TIM – THỔI NGẠT

   Duy trì tần số 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt liên tục cho đến khi nhân viên cấp cứu đến hiện trường, hoặc đến khi nạn nhân tỉnh lại (biểu hiện bằng nạn nhân cử động, mở mắt, ho sặc, hay tự thở trở lại).

   Nếu có 2 người cùng cấp cứu, hãy luân phiên thay nhau ép tim thổi ngạt sau 4-5 chu kì để đề phòng kiệt sức.

BÀN GIAO CHO ĐỘI CỨU HỘ

Phải làm gì khi gặp người đột quị ? 6

   Ngay khi nhân viên cứu hộ đến hiện trường, nhanh chóng bàn giao nạn nhân cho họ. Bạn có thể thông báo sơ bộ cho nhân viên y tế tình trạng của nạn nhân và những việc mình đã làm. Trong quá trình chờ đợi cứu hộ, nếu nạn nhân đã tỉnh, hãy luôn để mắt đến họ, và tìm cách giúp họ bớt hoảng loạn hay đau đớn.

   Nên nhớ, kĩ năng cấp cứu hồi sức tim phổi có thể giúp bạn cứu sống sinh mạng của một người chỉ bằng những thao tác đơn giản. Hãy tìm hiểu và tham gia một khóa học. Nắm chắc kĩ thuật sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với tình huống trong thực tế.

Nguồn: Bác Sĩ Hoàng Sơn
13 lợi ích không ngờ từ việc ăn chay

Ăn chay không có nghĩa là không đủ chất, thiếu chất dinh dưỡng, dưới dây là 13 lợi ích của việc ăn chay, bạn hãy tham khảo nhé!!!!!

15:18 05/10/22 1.541 lượt xem
Bão giáp trạng là gì? Nguyên nhân do đâu?

Bão giáp được biết như một tình trạng cấp cứu của cường giáp. Chúng được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

16:44 29/09/22 1.231 lượt xem
Bệnh mạch vành là gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Bệnh mạch vành là bệnh khá nguy hiểm đến tính mạng khi không phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời...

15:44 26/09/22 1.034 lượt xem
Rối loạn nhịp tim là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim là 1 trong những bệnh rất dễ gặp ở con người. Nếu không để ý đến sức khỏe và đi kahsm kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

16:38 13/09/22 1.191 lượt xem
Ung thư buồng trứng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ung thư buồng trứng nếu không được điều trị sớm sẽ khiến các tế bào ung thư có cơ hội phát triển mạnh và bắt đầu xâm lấn ra các mô cơ xung quanh buồng trứng làm suy giảm và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

12:52 10/09/22 810 lượt xem
Rối loạn nhịp tim là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim là 1 trong những bệnh rất dễ gặp ở con người. Nếu không để ý đến sức khỏe và đi kahsm kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

16:38 13/09/22 1.191 lượt xem
Tìm hiểu về bệnh Tê bì chân tay

Nguyên nhân để dẫn đến tê bì chân tay là rất nhiều. Bệnh này không nguy hiểm đêns ức khỏe nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời

14:55 31/08/22 831 lượt xem
Răng ê buốt?

Răng ê buốt là bệnh mà ai mắc phải đều cảm thấy khó chịu. Ăn uống đều cảm thấy khó khăn và sau đây là những thông tin cơ bản về bệnh Răng ế buốt

08:38 08/08/22 1.033 lượt xem
Những bệnh đau dạ dày thường gặp

Viêm tá tràng, xuất huyết dạu dày, nhiêm vi khuẩn HP dạ dày và ung thư dạ dày là những bệnh khá nguy hiểm và tỉ lệ người bệnh mắc khá cao

15:12 27/07/22 1.164 lượt xem
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm Marker ung thư là gì ? ( Tumor Marker )

Chất chỉ điểm ung thư là những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản xuất đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Có thể phát hiện chất chỉ điểm ung thư trong máu, nước tiểu, phân, tổ chức u hay các tổ chức khác, hoặc trong dịch cơ thể của một số bệnh nhân ung thư.

09:09 09/05/21 2.949 lượt xem
Tư vấn & liên kết hợp tác

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

Hotline
0243 2020 115
Zalo
0243 2020 115
Viber
0243 2020 115
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/phongkhamtreviet
Facebook
http://facebook.com/phongkhamtreviet
Instagram